1. Xuất phát tên bệnh tiếng Việt:
Bệnh tiểu đường có từ lâu đời, từ khi người ta thấy nước tiểu người bệnh có kiến bu, tên này được đặt từ đó. Ngày nay với khoa học tiến bộ, chúng ta đã biết rằng bệnh tiểu đường phát hiện sớm từ trong máu, sau một thời gian khi đường trong máu quá nhiều thì đường đổ ra nước tiểu. Như vậyđể phát hiện sớm bệnh này các bác sĩ sẽ thử máu mà không cần thử nước tiểu.
2. Quan niệm về nguyên nhân & khả năng chữa khỏi bệnh tiểu đường hiện nay:
Nhiều công trình nghiên cứu cho tới nay vẫn chưa được rõ nguyên nhân bệnh tiểu đường nhưng quá trình bệnh lý đã được rõ ràng.
Bệnh tiểu đường được chia làm hai loại:
- Loại I: thường có tại người trẻ tuổi, cần chích insulin ngay từ lúc đầu của bệnh và không dùng được thuốc uống. Loại này chỉ chiếm 10-15% tổng số người bị bệnh tiểu đường.
- Loại II: thường có ở người lớn tuổi, chỉ cần uống thuốc trong thời gian đầu và có thể phaœi chích insulin trong thời gian sau này khi bệnh tiến triển nặng. Yếu tố di truyền góp phần quan trọng trong loại này.
Do chưa hiểu rõ nguyên nhân của bệnh nên hiện nay chúng ta chưa có thể chữa khỏi bệnh (nghĩa là chữa xong thì không cần uống thuốc hoặc chích thuốc nữa), mà chúng ta chỉ có thể kiểm soát được bệnh mà thôi, chính xác hơn là kiểm soát lượng đường trong máu, do đó khi uống hoặc chích thuốc thì phải dùng cả đời, không thể bỏ được.
Bệnh tiểu đường rất hay đi kèm với bệnh khác như cao áp huyết, cao mỡ trong máu và béo phì (gọi là tứ độc).
3. Chẩn đoán bệnh tiểu đường:
Ðể chẩn đoán sớm bệnh này các bác sĩ thường cho bệnh nhân thử máu buổi sáng. Thông thường nhất là thử đường huyết buổi sáng lúc đói, nếu lượng đường trong máu là 126 hay cao hơn trong 2 lần thử thì bị tiểu đường. Phương pháp ít thông dụng hơn là uống nước đường tại phòng thử nghiệm máu rồi lấy máu 2 lần cách nhau 2 tiếng đồng hồ.
Các triệu chứng thông thường khi bệnh tiểu đường đã có là ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy nhiều, dễ bị nhiễm trùng, vết thương không lành hoặc lâu lành.
4. Phương pháp kiểm soát bệnh tiểu đường:
• Chế độ ăn uống (là phần quan trọng nhất) • Hoạt động thể lực• Thuốc men (uống hoặc chích)
-Chế độ ăn uống đóng vai trò chủ yếu trong sự kiểm soát bệnh, nếu chỉ uống hoặc chích thuốc mà không kiêng cữ thì cũng rất khó kiểm soát được lượng đường trong máu. Phần này được trình bày trong bài Dinh Dưỡng ChoBệnh Tiểu Ðường trong số này.
-Hoạt động thể lực là tập thể dục hoặc thể thao tùy theo tuổi, thể lực, sự ưa thích thể thao, sự bận rộn trong công việc hàng ngày. Nói chung thì người trẻ hay chơi thể thao, tập dụng cụ, còn người lớn tuổi do hạn chế về sức khoẻ và bệnh tật nên thường tập thể dục nhiều hơn như đi bộ ngoài sân hay tập đi trên tread-mill (máy tập đi bộ). Thời gian là tập mỗi ngày (có thể nghỉ ngày chủ nhật), khoảng 30 phút vào buổi sáng nếu không có thời gian nhiều thì cũng nên tập mỗi ngày từ 10 đến 20 phút và có thể tập bất cứ lúc nào trong ngày.
-Thuốc men điều trị bệnh tiểu đường có hai loại là đường uống và chích. Loại I thường cần chích insulin ngay từ đầu và chích nhiều lần trong một ngày. Loại II thường được dùng thuốc uống trước, hiện nay có các nhóm thuốc sau: Metformin, Glyburide/Glipizide/Prandin, Prcose/Glyset, Avandia/Actos. Tuỳ theo bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh của mỗi người mà quyết định loại thuốc nào là tốt nhất cho bệnh nhân.
5. Theo dõi bệnh tiểu đường:
Hiện nay với tiến bộ y tế, các bệnh nhân có thể tham gia trực tiếp vào sự theo dõi bệnh và giúp ích rất nhiều cho bác sĩ và chính bản thân mình. Bác sĩ sẽ hướng dẫn cho cách theo dõi kiểm soát bệnh tại nhà.
• Theo dõi về cân nặng: Bệnh nhân sẽ được cho biết tỷ lệ chiều cao và cân nặng của mình là vừa, nhẹ hay quá cân nặng, nếu quá cân nặng thì nên giảm cân xuống đúng tỷ lệ cân đối bằng cách ăn uống chọn lọc và tập thể dục, thể thao. Cần theo dõi cân nặng mỗi tháng nhất là trường hợp cần phải xuống cân.
• tất cả các bệnh nhân đều được cung cấp máy thử đường huyết tại nhà cùng các vật liệu cần thiết và được hướng dẫn cách thử bởi dược sĩ hoặc bác sĩ gia đình. Nếu sử dụng không đúng cách thì sẽ bị đau và bệnh nhân sẽ ngại không thử nữa. Chúng ta có 10 ngón tay để luân phiên nhau thử, thử ở hai bên cạnh đầu ngón tay thì không bị đau (nếu thử ngay đầu mũi ngón tay thì sẽ bị đau nhiều do nơi này có nhiều thần kinh hơn 2 vùng cạnh ngón tay). Tuỳ theo mỗi kiểu máy, ta có sự khác biệt chút đỉnh, nhưng nói chung thì cũng gần như nhau. Ðầu tiên dùng cồn và bông gòn sát trùng bên cạnh ngón tay thử, gắn kim thử vào máy đâm kim, ráp 1 đầu que thử vào máy đo đường, kế đến dùng máy đâm kim áp vào cạnh ngón tay đã sát trùng và bấm máy, kim sẽ đâm vào ngón tay rồi tự động rút lại vào trong máy để bảo đảm an toàn, tại nơi chích ngón tay sẽ xuất hiện 1 giọt máu nhỏ (nếu quá ít máu có thể bóp phía dưới ngón tay để giọt máu to hơn), kế đến đưa đầu còn lại của que thử vào giọt máu, que thử sẽ tự động hút máu vào trong que. Thường thì phải chờ 20-30 giây đồng hồ thì sẽ đọc được kết quả trên máy. Con số này ghi vào 1 tờ giấy theo dõi với ngày và giờ thử, khi gặp lại bác sĩ thì xuất trình để tiện việc theo dõi bệnh. Lúc mới bệnh và tuỳ theo độ trầm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ cho biết cần phải thử bao nhiêu lần một ngày, thường thì cần thử lúc sáng dậy nhịn đói và thỉnh thoảng thử 2 giờ đồng hồ sau bữa ăn chính. Bệnh nhân cũng có thể thử bất cứ lúc nào khi có những triệu chứng bất thường như mệt lả muốn xỉu, tiểu nhiều, khát nước nhiều một cách bất thường. Nếu con số đường huyết cao hoặc thấp bất thường thì báo ngay cho bác sĩ gia đình để kịp thời xử trí. Khi bệnh nhân đã theo dõi đường lượng tại nhà, cần biết số đường lượng mong muốn, số đường lượng thấp nguy hiểm và cao nguy hiểm. Ðường lượng lúc đói (buổi sáng) tốt nhất từ 80-120
Ðường lượng hai giờ sau bữa ăn chính là dưới 160
Theo dõi đường huyết HbA 1c bằng cách thử máu tại phòng thí nghiệm mỗi 3-6 tháng tuỳ theo tình hình bệnh đã được kiểm soát tốt hay chưa. Xét nghiệm này cho bác sĩ biết một cách khách quan tình hình kiểm soát đường lượng trong 3-6 tháng vừa qua (đường huyết trên ngón tay chỉ cho biết con số đường huyết tại thời điểm đó mà thôi và giúp cho bệnh nhân tự sửa đổi chế độ ăn uống khi thấy đường huyết cao hơn giới hạn cho phép).
6. Theo dõi các chứng bệnh tiểu đường:
Tiểu đường là bệnh toàn thân nên nó ảnh hưởng đến toàn bộ các cơ quan trong cơ thể gây ra những biến chứng tật nguyền hoặc nguy hiểm đến tính mạng, nó cũng làm giảm sự đề kháng miễn dịch của cơ thể. Cơ quan thường bị ảnh hưởng là não bộ (tai biến mạch máu não), tim (nhồi máu cơ tim), thận (suy thận mãn), mạch máu (nghẽn mạch máu), mắt (gây mù), thần kinh ngoại biên (giảm cảm giác ở chân tay). Xin xem bài Biến Chứng Bệnh Tiểu Ðường cuœa bác sĩ Lương Phụng Hoàng trong số báo này.
Tóm lại bệnh tiểu đường là một loại bệnh toàn thân và kinh niên mà cả người trẻ và lớn tuổi, đều có thể bị. Bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khó tránh được về sau này. Ðiều quan trọng là để tránh các biến chứng nguy hiểm đến sớm với bệnh nhân là kiểm soát đường lượng trong máu gần với mức đường lượng bình thường bởi những phương pháp nói trên, người bệnh và gia đình cần phải hợp tác chặt chẽ với bác sĩ trong sự kiểm soát này.
I don’t think the title of your article matches the content lol. Just kidding, mainly because I had some doubts after reading the article.
Can you be more specific about the content of your article? After reading it, I still have some doubts. Hope you can help me.
44 GBq mmol of 98 radiochemical purity was from Amersham International Amersham, Bucks, UK priligy india
Thanks for sharing. I read many of your blog posts, cool, your blog is very good.