A Ðại cương về sự phát triển của trẻ em và những yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự phát triển này

Ở khắp mọi nơi trên thế giới, ở mọi thời đại, nhiều điều kiện sinh sống có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của tất cả chúng ta, như là nhà ở, giáo dục, điều kiên kinh tế giàu nghèo, hòa bình hoặc chiến tranh, sự công bằng xã hôi v.v…

Trong những xứ chậm phát triển, tình trạng thiếu ăn, nhà ở không đủ vệ sinh, ở chung đụng quá chật chội, lây bệnh cho nhau dễ dàng, nước lại bị ô nhiễm rất nhiều, không có hệ thống ống cống, hoặc hệ thống ống cống không hiệu quả là những đe dọa chính cho sức khoẻ của dân chúng nói chung và của trẻ em nói riêng.

Ở những xứ tiến bộ, như ở Mỹ, Canada, Úc, đa số các nước ở Âu Châu, những vấn đề sức khoẻ chính yếu là do lối sống (life style) của chúng ta , thường liên hệ tới tai nạn, nghiên rượu, thuốc lá, ma túy, bạo động cũng như do những ảnh hưởng tai hại của môi trường bị ô nhiễm mà ra.

Ở Mỹ, từ đầu thế kỷ thứ 20, sức khoẻ và sự tăng trưởng của trẻ em đã đươc cải thiện rất nhiều. Bệnh tật và tử vong giảm xuống nhiều, nhờ điều kiện kinh tế và xã hội đươc cải thiện, nền y khoa tiến bộ hơn. Ngày xưa, người ta chỉ đi khám bệnh , bác sĩ định bệnh, chữa trị bệnh tật khi bệnh nhân đã mắc bệnh mà thôi. Bây giờ người ta áp dụng y khoa phòng ngừa một cách triệt để và có hiệu quả hơn, để phòng ngừa, tránh bị bệnh hoạn và tật nguyền hơn là đợi có bệnh rồi mới lo chữa trị.. Tử vong do các bệnh nhiễm trùng giảm đi rất đáng kểø nhờ điều kiện vệ sinh được cải thiện, chủng ngừa rộng rãi cho mọi trẻ em, và các chương trình Y Tế công cộng rất có hiệu quả.

Ngoài ra, những vấn đề về tâm lý, tính tình, và lối cư xử (behaviors) của trẻ em cũng càng ngày càng được nhấn mạnh tới, nhất là những cư xử nào có thể có ảnh hưởng không tốt cho mối liên hệ giữa Bố Mẹ con cái, giữa anh chị em trong gia đình, giữa các em và bạn bè thầy cô, và cũng từ những lối cư xử này, mà sinh hoạt của cả gia đình, hoặc cả đại gia đình, đều bi ảnh hưởng theo.

Mối liên hệ giữa cá nhân, gia đình, và xã hội (family and social relations): để lớn lên và tăng trưởng bình thường, trẻ em cần dựa vào sự nuôi dưỡng, giúp đỡ, và nâng đỡ của gia đình và môi trường xã hội chung quanh.

Các em rất nhậy cảm với những sự xáo trộn của những nguồn nuôi dưỡng và nâng đỡ này. Những xáo trộn này có thể đưa tới chậm lớn hoặc không lớn tối đa được và cũng có thể đưa tới những thay đổi không tốt về cảm xúc, tâm tính, và lối cư xử và hành động của các em.

Ngoài vấn đề vệ sinh những vấn đề có ảnh hưởng quan trọng đến sự tăng trưởng của trẻ em còn có những ý thích đặc biệt của em, phản ứng của em đối với những người chung quanh, sự giúp đỡ và nâng đỡ của những người trong đại gia đình, bạn bè thân cũng rất là quan trọng. Ngoài ra, một khi bố mẹ và gia đình bị nhiều xáo trộn trong đời sống, như là bi bệnh nặng, thất nghiệp, khủng hoảng kinh tế, ly dị, bất hòa, cãi cọ liên miên cũng có thể ảnh hưởng nhiều đến sự tăng trưởng của các em.

B. Ðại cương về sự tăng trưởng thể chất của trẻ em từ mới sinh đến 5 tuổi và những áp dụng thưc tế dưa trên sự tăng trưởng này

Khi nói đến sự tăng trưởng về thể chất của trẻ em từ mới sinh đến 5 tuổi và những áp dụng thực tế mà bố mẹ hoặc người nuôi trẻ nên để ý đến 3 điểm chính sau đây: theo dõi sự tăng trưởng về thể chất dựa trên cân nặng, chiều cao, số đo vòng đầu, sự tăng trưởng về các vận động thô sơ (gross motor), và sau cùng là sự phát triển về khía cạnh phòng ngừa tai nạn dựa trên sự tăng trưởng về thể chất này.

Trước hết, chúng ta sẽ nói đến sự tăng trưởng về cân nặng, chiều cao, và vòng đầu. Khi đưa em đi khám định kỳ (well child care) và chích ngừa, thường các bác sĩõ ghi chiều cao, cân nặng, số đo vòng đầu lên trên một biểu đồ về tăng trưởng (growth chart) để theo dõi sự tăng giảm của cân nặng, chiều cao, vòng đầu của các em .

Những biểu đồ này đươc thiết lập dựa trên những số đo bình thường của đại đa số các trẻ em sinh sống ở Mỹ. Nếu thấy tăng trưởng không bình thường bác sĩ của em sẽ hỏi kỹ thêm về dinh dưỡng, bênh tật, hoặc làm các thử nghiệm nếu cần để tìm ra nguyên nhân của sự thay đổi này để điều chỉnh kip thời những sự tăng trưởng có chiều hướng không tốt đẹp. Ví dụ khi thấy em xuống cân nhiều quá, bác sĩ sẽ hỏi kỹ về cách ăn uống của em. Nếu em xuống cân là do ăn uống không đầy đủ, các bác sĩ sẽ chỉ thêm về dinh dưỡng thích hợp hơn cho em. Nếu em ăn uống đầy đủ mà vẫn sụt cân đáng kể thì bác sĩ sẽ làm các thử nghiệm để tìm ra nguyên do chậm tăng trưởng và tìm cách chữa trị kip thời.

Tuy nhiên xin quý vị phu huynh cũng đừng lo lắng quá khi con cháu mình không có số đo về cân nặng hoặc chiều cao lý tưởng vì những số đo này cũng có giá trị tương đối mà thôi, ví dụ như bố mẹ, ông bà lùn, nhỏ con, thì con cháu hơi thấp, nhỏ con cũng là bình thường mà thôi.

Ngoài ra, mình có thể dựa trên các chặng đường tăng trưởng, để áp dụng vào vấn đề dinh dưỡng, cũng như cách cho các em ăn uống.

Thức ăn và cách ăn uống của trẻ em thay đổi rất nhiều tùy theo tuổi của em. Ví dụ trong 12 tháng đầu tiên, sữa mẹ và sữa trong lon, hộp (can formula) là những nguồn năng lượng và thức ăn chính. Từ từ, mình bắt đầu cho em ăn rice cereal, đồ ăn nghiền nát, junior food, rồi tới đồ ăn dọn lên bàn ăn (table food). Lúc em được 12 tháng, cũng là lúc em được đổi từ sữa lon (can formula) qua sữa bình (whole milk).

Các em cũng cần uống Vitamins và nhất là Fluoride để giúp cho sự tăng trưởng tốt đẹp của răng và xương. Ở những em lớn, dùng thức ăn quá nhiều muối, đồ bột, cholesterol có thể có những ảnh hưởng tai hại về sau này. Khi đã biết những chặng đường tăng trưởng rồi, chúng ta sẽ có những hướng dẫn liên hệ tới các giai đoạn tăng trưởng khác nhau. Ví dụ mình cũng biết là khi em được 12 tháng em biết lấy, biết nắm đồ chơi, rồi tự ý cho vào miệng, thì đó cũng là lúc mà bố mẹ có thể bắt đầu cho em ăn thêm thức ăn để em tự bốc bằng tay (finger food).

Nhưng vì em có thể dùng tay để bỏ đồ ăn vào miệng , nên mình không được cho em ăn những đồ ăn hột hột như hột đậu phọng, hột bắp vì những hột này có thể chạy tuốt vào trong cuống phổi, làm em bị nghẹn ở cổ và có thể đưa tới nghẹt thở, đôi lúc có thể đưa tới tử vong , nhiễm trùng phổi.

Kế đó, chúng ta sẽ nói đến tăng trưởng về sự vân động thô sơ :

Bố Mẹ cũng nên biết trước là đến tuổi nào em bắt đầu biết bò, biết ngồi, biết đi, biết chạy, biết nói. Nếu đến những tuổi này mà em vẫn chưa làm được những động tác liên hệ tới tuổi của mình, thì phụ huynh cần cho bác sĩ gia đình biết để theo dõi, tìm ra nguyên do, và nếu cần , chữa trị kịp thời.

Sự phát triển về khía cạnh phòng ngừa tai nạn. Khi biết rõ ở tuổi nào em bắt đầu biết bò, biết nắm, chụp lấy đồ và bỏ vào miệng, việc biết cách ngăn ngừa để các em tránh bị ngộ độc cũng rất là quan trọng.

Nhà nào cũng nên có syrup of Ipecac để sẵn trong nhà, số phone của trung tâm phòng ngừa ngộ độc (Poison Control Center) dán sẵn trên cái tay cầm điện thoại, để khi em ăn uống, nuốt nhầm các thứ độc hại thì mình gọi trung tâm phòng ngừa ngộ độc ngay tức khắc để hỏi ý kiến.

Bố Mẹ cũng cần biết về cách cho em ngồi trong xe, dùng ghế cho trẻ em (car seats) một cách đúng đắn để có thể tránh bớt tổn thương cho em khi không may bị tai nạn xe cộ.

C. Những yếu tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng của trẻ em

Bây giờ người ta hay tìm hiểu để xem là yếu tố trời định hay là yếu tố môi trường xã hội có ảnh hưởng nhiều hơn đến sự tăng trưởng của trẻ em. Thật ra ở mọi thời điểm trong quá trình phát triển, trong lúc em lớn lên, sự tăng trưởng và phát triển của mỗi em đều chịu ảnh hưởng của cả hai và chúng ta cũng sẽ e rằng sẽ có thiên kiến và thiếu sót, nếu cho là yếu tố nào quan trọng hơn yếu tố nào.

Thí dụ một em bị chậm trí khôn do bẩm sinh (yếu tố trời sinh), thì đây là một chuyện rất là đáng buồn, là một tai ương rất nặng cho chính cuộc đời các em, cũng như cho bố mẹ anh em, gia đình và xã hội.

Một em khác sinh ra rất khoẻ mạnh thông minh, mà nếu không được ăn uống đầy đủ (yếu tố môi trường sinh sống, xã hội), ví dụ những em bị đói ở Phi Châu, các em này có thể tử vong sớm, hoặc bị những bệnh tật hiểm nghèo do nghèo đói sinh ra.

Còn một em khác, tuy được sinh ra và lớn lên ở một nước tiên tiến văn minh, giàu có, bẩm sinh thông minh khoẻ mạnh, ăn uống dư thừa đầy đủ, nhưng không được dạy dỗ đàng hoàng đúng cách (yếu tố nuôi dạy, môi trường sinh sống, xã hội), em đó có thể bỏ học đi hoang, có thể sống lây lất không có mục đích không cả tương lai, có thể đi tới xì ke ma túy, có thể bi bệnh AIDS chẳng hạn, hay bị những xáo trộn về tâm lý do trầm cảm, do thất vọng cũng có thể đưa tới tự tử dễ dàng.

Do đó, cả hai yếu tố trời định và yếu tố môi trường xã hội đều có tầm quan trọng ngang nhau, rất khó mà nói là yếu tố nào quan trọng hơn yếu tố nào là như vậy.

Sau đây chúng ta cũng nên tìm hiểu sơ qua về ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên và yếu tố môi trường xã hội nuôi dưỡng dạy dỗ trên sự tăng trưởng và phát triển của trẻ em.

Yếu tố tự nhiên: các em tăng trưởng là do những yếu tố nằm sẵn trong cơ thể các em: yếu tố tự nhiên, trời sinh, xem như không thể thay đổi được, coi như là định mênh của mỗi con người rồi!

Yếu tố nuôi dạy và môi trường xã hội: các em tăng trưởng là do các yếu tố bên ngoài cơ thể các em ảnh hưởng đến.

Thật ra, sự tăng trưởng của mỗi trẻ em đều chịu ảnh hưởng của cả hai yếu tố này. Thí dụ: chiều cao của một em chịu ảnh hưởng của di truyền (bố mẹ cao thì con cái thường cũng cao), tâm lý (thói quen ăn uống ảnh hưởng nhiều tới thể chất và sức khoẻ), cũng như xã hội (các em có đủ thức ăn để ăn không , có người cho em ăn uống đàng hoàng đầy đủ bổ dưỡng hay không?).

1. Ảnh hưởng của những yếu tố tự nhiên (biological influences) gồm có: di truyền , sự tiếp xúc với những chất độc lúc em còn ở trong bụng Mẹ (ví dụ như mercury, alcohol), bị bệnh sau khi sinh (ví dụ bị viêm màng não), bị bệnh kinh niên như bệnh tim, phổi cũng ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của các em rất nhiều.

Ngoài ra tiến trình tăng trưởng (maturational process), ví dụ như tuổi của trẻ em khi bắt đầu biết đi gần như không thay đổi ở khắp nơi trên quả địa cầu này. Tiến trình tăng trưởng này gồm có: sự thay đổi kích thước, tỉ lệ các phần trong cơ thể, sức manh là do ảnh hưởng của kích thích tố Sự khác biệt về phái tính, tức là sự phân biệt con trai con gái, về cơ thể học, cũng như về tâm lý bắt đầu từ trong bụng mẹ. Ảnh hưởng của kích thích tố thấy khá rõ ràng, ngay cả lúc các em còn rất nhỏ và tiếp tục có nhiều ảnh hưởng thấy rất rõ ràng suốt đời , đặc biệt là sự liên hệ giữa con trai và tính háo sthắng (aggression).

Tính tình (temperament): ở đây chúng ta nói tới cách thức, cung cách các em phản ứng trong cư xử hàng ngày, ví dụ có em rất hiền lành, có em thì rất hung hăng, có em nói nhiều, có em lại trầm lặng ít nói là do từ trong trứng nước và không thể thay đổi được bằng cách dạy dỗ (bằng parenting practices). Ða số những tính khí này thay đổi với thời gian. Ví dụ một em 2 tuổi rất hiếu động, không bắt buộc phải lớn lên và trở thành một thanh niên 20 tuổi rất hiếu động như vậy.

Cho nên câu “cha mẹ sinh con, trời sinh tính “ là bao giờ cũng rất đúng ở mọi nơi và mọi thời đại : khi bố mẹ và phụ huynh hiểu tính khí con cái mình như vậy rồi, thì bố mẹ sẽ chấp nhận tính tình con cái mình nó như vậy và không cảm thấy là do trách nhiệm của mình đã tạo nên tính tình con mình như vậy.

Ngoài ra, khi mà tính khí của bố mẹ và con cái quá khác biệt thường đưa tới nhiều vấn đề nhức đầu về tính tình, lôi’ cư xử, và về cảm xúc. Ví dụ nếu bố mẹ hiếu động mà con cái rất đằm tính, hoặc ngược lại bố mẹ thì hơi chậm chạp mà con cái lại quá hiếu động thường đưa tới những giận hờn bực bội không cần thiết.

2. Ảnh hưởng của những yếu tố tâm lý (psychological influences): mặc dù những nét tướng, tính khí trước khi sinh ra rất quan trọng nhưng môi trường nuôi dạy các em đóng một vai trò rất quan trọng trong sự tăng trưởng. Theo Erick Erickson thì năm đầu tiên là lúc mà lòng tin chính yếu và căn bản (basic trust) được thành lập, dựa trên sự luôn luôn đáp ứng của bố mẹ, mỗi khi em cần đến.

Sự khắng khít đầy an toàn với bố mẹ mỗi khi em bị stress, bị xáo trộn, ví dụ mỗi khi em bị chích ngừa, quá sợ, em hay ôm cứng lấy bố mẹ cho đỡ sợ, làm em thấy mình có sự khắng khít gắn bó rất an toàn với bố me.

Nếu bố mẹ con cái không có sự gắn bó thật sự, sẽ đưa tới những xáo trộn về tính tình, cư xử và học hành về sau khi em lớn lên.

3. Ảnh hưởng của yếu tố xã hội: hệ thống gia đình và môi trường sinh sống cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của các em.

Ví dụ nếu Mẹ bị Bố đánh, Mẹ bị trầm cảm (depression) làm mẹ không còn khả năng để đáp ứng những nhu cầu của con nữa.

Gia đình đặt ra những giới hạn cho những sinh hoạt và cư xử của con em mà phụ huynh có thể chấp nhân đươc. Những giới hạn, những vai trò, những luật lệ này rất nghiêm khắc, hay khá lỏng lẻo, là tùy theo quan niệm của mỗi bố mẹ hay gia đình, để dạy các em cách cư xử với mọi người chung quanh. Những ảnh hưởng này tuy là kín đáo và có vẻ không thấy rõ nhưng có những ảnh hưởng rất mạnh và sâu sắc trên sự phát triển của các em. Một gia đình dùng cách dạy dỗ con cái quá cứng rắn và thường khi độc tài thì các em khi lớn lên thường sẽ không tự quyết định được gì hết, và rất dễ đưa tới chống đối, nổi loạn về sau này.

Ngược lại, các em được nuôi dạy bởi bố mẹ quá dễ dãi, gia đình không có luật lệ nề nếp rõ rang thì các em này lớn lên sẽ có khuynh hướng lộng quyền, sẽ không biết kính trọng và nghe lời của bố mẹ, người trên, các em sẽ tự quyết định lấy những việc quan trọng, so với tuổi tác và kinh nghiệm của mình, và hậu quả là sẻ đưa tới nhiều xáo trộn trong gia đình và cuộc đời các em về sau.

Những em lớn lên trong những gia đình có luât lệ hợp lý, vừa phải sẽ biết tôn trọng những luật lệ đã được hiểu ngầm với nhau.

Có em thì là vua quậy (trouble makers), có em thì thích thương lượng (negotiators), có em thì lại quá trầm lặng (quieters). Sự thay đổi về hoàn cảnh, về tính tình, cách cư xử của một người có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi người khác trong gia đình. Những vai trò có thể sẽ phải thay đổi cho tới khi trong gia đình tìm được sự quân bình trở lại. Ví dụ sau khi ly dị, đứa con lớn có thể đóng vai người lớn, có thể đóng vai người đàn ông trong gia đình, trong lúc đứa em nhỏ hơn thường khi lại có thể trở nên một em nổi loạn , hoạc trở nên vô trách nhiệm& Mẹ mới sinh thêm một em bé, hoặc em vừa được đôc lập ví dụ vừa mới biết đi một mình chẳng hạn, bố mẹ vừa ly dị, hay Ông, Bà vừa mới qua đời đều cần phải tái tạo lại vai trò của mọi người trong gia đình cho hợp lý để có một gia đình thật sự lành mạnh. Nếu không khéo léo có thể đưa tới nhiều lộn xộn mất trật tự (dysfunction) trong gia đình.

Hệ thống gia đình ngược lại có nhiều ảnh hưởng trong đại gia đình, văn hóa, và xã hội. Cái hệ thống xã hội này tượng trưng cho những mối liên hệ cá nhân, gia đình, và xã hội, bằng những vòng tròn đồng tâm, mà bố mẹ con cái trong mỗi gia đình nhỏ là trung tâm điểm, và xã hội là vòng tròn lớn nhất ở ngoài cùng. Nếu có sự thay đổi ở bất cứ nhóm (vòng tròn) nào, cũng có ảnh hưởng tới những vòng tròn khác. Nói một cách khác, những liên hệ giữa cá nhân, gia đình, đại gia đình, và xã hội chung quanh đều có liên quan và tương quan mật thiết đến nhau. (còn tiếp số tới)

8 COMMENTS

  1. проститутки омск
    Хотите узнать, где вызвать индивидуалку в омске? У нас есть профессиональные шлюхи этого города для вашего удовольствия! У нас только проверенные проститутки с шикарной внешностью и безупречным сервисом. Планируете пригласить проститутку на свидание? Свяжитесь с нами, и ваши мечты осуществятся!

    Не упустите шанс встретиться с самыми сексуальными проститутками города омск. ??

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here