Gần đây đài phát thanh và truyền hình có đề cập rất thường xuyên về vấn đề thử pap trong giới phụ nữ Việt Nam chúng ta. Vì vậy chúng ta cần phải hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của Pap trong vấn đề truy tầm bệnh ung thư cổ tử cung.
Sau đây là những câu hỏi và thắc mắc thường xuyên của những phụ nữ chúng ta về đề tài nêu trên:
1) Hỏi: Khám phụ khoa là gì và thử những chứng bệnh nào? Bao lâu nên đi khám một lần?
Ðáp: Khám phụ khoa là khám tử cung, thử pap và đồng thời cũng nên khám vú để truy tìm và ngăn ngừa bệnh ung thư cổ tử cung và bệnh ung thư vú. Ngoài ra bác sĩ cũng có thể khám phá ra những bệnh phụ khoa khác như là bệnh viêm cổ tử cung, viêm cửa mình, bứu tử cung hoặc bứu buồng trứng v.v…
Những phụ nữ đã có gia đình nên đi khám hàng năm trong vòng 3 năm liên tục. Nếu tất cả bình thường thì sau đó nên đi khám 2 năm một lần (ít nhất).
2) Hỏi: Ngoài việc truy tìm ung thư cổ tử cung, thử Pap có tìm ra được những bệnh ung thư khác như ung thư tử cung, buồng trứng hay không?
Ðáp: Nói chung là không, tuy nhiên kết quả Pap cũng có thể liên quan đến triệu chứng của nhiều bệnh ung thư phụ khoa khác (như ung thư tử cung, buồng trứng, âm đạo). Ngoài ra thử Pap (thin Prep) cũng có thể khám phá ra những bệnh viêm do vi trùng hay vi khuẩn HPV (Human Papilloma Virus) gây ra. HPV là vi khuẩn tìm thấy trong những trường hợp bị ung thư cổ tử cung.
3) Hỏi: Có kinh có đi thử Pap được không?
Ðáp: Không nên vì kết quả sẽ không được chính xác nếu đang ra huyết nhiều.
4) Hỏi: Có thai có đi thử Pap được không?
Ðáp: Vẫn đi thử bình thường và không hại đến thai nhi.
5) Hỏi: Thường thì bao lâu có kết quả Pap?
Ðáp: Bác sĩ lấy tế bào trong văn phòng rồi gửi đi phòng thí nghiệm. Kết quả thường sẽ có 1-2 tuần sau khi khám.
6) Hỏi: Pap không bình thường là sao? Có phải bị ung thư cổ tử cung không?
Ðáp: Không. Kết quả có thể không bình thường vì những lý do như sau:
• Không đủ tế bào vì bị khô cửa mình hoặc vì lấy không đúng cách. Nên thử lại trong trường hợp nầy.
• Bị viêm cửa mình, nên trị viêm bằng kem bơm vô trong hay uống thuốc trụ sinh, rồi thử lại sau khi trị.
• Atypical Squamous Cells (ASC) có hai loại: ASC-US (Atypical Squamous Cells of Undetermined Significant), ASC-U (Atypical Squamous Cells hi grade), có nghĩa là kết quả cho thấy rằng có những tế bào không bình thường nhưng không phải ung thư. Trường hợp này phải thử thêm vi khuẩn HPV vì HPV có liên quan đến bệnh ung thư cổ tử cung.
• Có hai loại HPV:
I. Loại HPV nguy hiểm (High-risk HPV) (16,18,31,33,35,39,45,51, 52,56,58,59,61), trong số nầy HPV 16 và HPV 18 là hai loại vi khuẩn có thể gây ra bệnh ung thư cổ tử cung.
II. Loại HPV ít nguy hiểm (Low-risk HPV ) – những loại HPV này không nguy hại như HPV nguy hiểm kể trên.
• 5%-17% trong số người bị ASC và 24-94% trong số người bị ASC-H sẽ bị tế bào biến chứng tiền ung thư giai đoạn 2 (CIN2) hoặc tiền ung thư giai đoạn 3 (CIN3) khi làm biopsy (cắt tế bào cổ tử cung để thử nghiệm thêm). (CIN = Cervical Intraepithelial Neoplasia – tế bào bị biến chứng).
7) Hỏi: Cách trị liệu của ASC-US là thế nào?
Ðáp: 30%-60% những phụ nữ bị ASC-US là do viêm bởi vi khuẩn HPV nguy hiểm. Vì vậy phải làm nội soi và sinh thiết (Colposcopy/Biopsy) tại văn phòng. Phương cách này bác sĩ sẽ dùng kính hiển vi nhìn vào cửa mình và bấm cắt một tí thịt ở màng ngoài của cổ tử cung. Ðồng thời bác sĩ cũng sẽ nạo lấy những tế bào nằm sâu trong cổ tử cung để gửi đi thử nghiệm. Nếu kết quả trên bình thường thì nên thử HPV trở lại trong vòng một năm và thử Pap hoặc Colposcopy/Biopsy trở lại trong vòng 6 tháng đến 1 năm.
8) Hỏi: Nếu kết quả Biopsy không bình thường thì thế nào?
Ðáp: Phần đông kết quả bất bình thường là bị CIN. Tế bào bị biến chứng nhưng chưa hẳn là tế bào ung thư. Có 3 loại CIN 1,2,3.
CIN1 (hoặc LSIL= Low grade Squamous Intraepithelial Lesion) độ nhẹ, 44% LSIL sẽ bình thường trở lại trong vòng hai năm nếu không trị và 74%-88% sẽ bình thường trong vòng 5-10 năm. 15% LSIL sẽ phát triển nặng hơn thành độ 2 hoặc độ 3 nặng và là tế bào tiền ung thư. 2% CIN3 sẽ thành ung thư cổ tử cung nặng (ăn lan qua những hệ thống tuyến hạch và những bộ phận sinh dục khác) nếu không trị.
9) Hỏi: Nếu bị CIN thì cách trị liệu như thế nào?
Ðáp: Trong trường hợp bị CIN 1 (độ nhẹ) thì phải trị bằng cách đốt tế bào màng cổ tử cung (ablation or cryotherapy – dùng tia laser hoặc hơi lạnh nitrogen), sau đó phải theo dõi Pap mỗi 3-6 tháng trong vòng 1-2 năm đầu.
Trong trường hợp bị CIN 3 độ nặng thì phải làm excisional cone Biopsy có nghĩa cắt một phần cổ tử cung (hình 1) để thử nghiệm. Nếu tất cả những tế bào xấu nằm trong phần đã cắt ra thì kể như bệnh đã được trị khỏi và chỉ cần theo dõi làm Pap mỗi 3-4 tháng trong vòng một năm đầu. Sau đó nếu tất cả bình thường thì thử Pap hàng năm như mọi khi. Nếu phần cắt không bao gồm những tế bào xấu thì phải mổ lấy cả tử cung ra (hysterectomy) để thử nghiệm và trị liệu.
10) Hỏi: Sau khi trị, CIN có thể bị trở lại không? Và khi tái phát có thể bị nặng hơn không?
Ðáp: Khoảng 12% sẽ bị tái phát trở lại. Không nhất thiết là bệnh sẽ nặng hơn lúc trước, nếu mổ lấy tử cung ra thì hiếm khi bị tái phát.
11) Hỏi: Có thể làm gì để giảm đi sự nguy hiểm của bệnh ung thư cổ tử cung?
Ðáp: Tránh giao hợp với nhiều người để giảm đi những bệnh viêm bộ phận sinh dục như bệnh mồng gà (genital warts), bệnh Herpes và những bệnh lậu khác (Syphillis, Gonorrhea, Chlamydia, etc..) và nhất là bệnh AIDS.
• Không hút thuốc vì khói thuốc là một độc khí làm gia tăng bệnh ung thư cổ tử cung (không hút thuốc nhưng hít khói thuốc nhiều cũng có hại tương tự như hút thuốc trực tiếp).
• Tài liệu tham khoa học nhận thấy rằng thiếu chất folic acid và B-carotene có thể làm gia tăng sự nguy hiểm của bệnh CIN.
• Dùng thuốc ngừa thai dài hạn (trên 10 năm) cũng là một yếu tố gia tăng bệnh ung thư cổ tử cung.
Thanks for sharing. I read many of your blog posts, cool, your blog is very good.
I have read your article carefully and I agree with you very much. This has provided a great help for my thesis writing, and I will seriously improve it. However, I don’t know much about a certain place. Can you help me?
Your point of view caught my eye and was very interesting. Thanks. I have a question for you.