Truyền khẩu:
Chủng ngừa lao BCG (Bacille Calmette-Guerin) thường hay được làm ở Việt Nam có thể làm cho thử nghiệm cấy lao da (skin test PPD) có dương tính (positive) cho nên người Việt Nam nếu cấy lao mà có dương tính thì là vì do chủng ngừa BCG chứ không có bị lao mà cần phải uống thuốc ngừa lao.
Thực nghiệm:
Trung Tâm Kiểm Soát Bệnh Truyền Nhiễm của Hoa Kỳ (CDC- Center for Desease Control) đã ra khuyến cáo từ năm 1979 rằng chủng ngừa lao BCG có thể làm việc phân tích kết quả cấy lao da hơi khó khăn. Tuy nhiên thuốc BCG làm cho thử nghiệm cấy lao da (skin test PPD) có dương tính (positive) thường mất đi theo thời gian. Cho nên các người có dương tính cấy lao da dù có chích BCG rồi cũng cần phải uống thuốc ngừa lao để chống có thể bị bệnh lao.
Bệnh lao hiện nay là một bệnh truyền nhiễm lo ngại cho Hoa Kỳ nhất là trong cộng đồng di dân từ những nước co ùtỷ lệ bệnh lao cao như Việt Nam. Tỷ lệ di dân (immigration) tại Hoa Kỳ bị bệnh ho lao tăng gần lên gấp đôi trong năm 1997 so với năm 1986. Theo khuyến cáo Trung Tâm Kiểm Soát Bệnh Truyền Nhiễm của Hoa Kỳ là các bệnh nhân nếu cấy thử lao có dương tính tức chỗ cấy lao bị đỏ trên 10mm trong vòng 48-72 tiếng sau khi cấy lao hay trên 5mm cho các người có ở gần chung đụng với người đang bị bệnh lao thì cần phải chụp hình phổi và uống thuốc ngừa lao. Cho các người Việt hay du lịch về Việt Nam hay qua các xứ có bệnh lao nhiều thì nên cần làm thử nghiệm cấy lao da thường xuyên.
Bệnh lao là một bệnh rất dễ truyền nhiễm nhưng có thể chữa khỏi nếu được chữa sớm. Bệnh có thể làm bệnh nhân thiệt mạng nếu để quá nặng chữa quá trễ. Nên tham khảo với bác sĩ về việc cấy lao da cũng như uống thuốc ngừa lao theo toa nếu cần. Tránh đừng để bị bệnh lao nặng hoặc cũng để lây cho vợ chồng con cái người thân vì không chịu chữa trị phòng ngừa đúng cách.
Truyền khẩu:
Phòng Cấp Cứu (Emergency Room) ở các nhà thương luôn luôn có đầy đủ các dụng cụ y khoa tối tân và các bác sĩ chuyên khoa đủ ngành túc trực cho nên nếu bị bệnh đau hoài chữa không khỏi thì tới phòng cấp cứu sẽ được định bệnh dễ dàng và chính xác.
Thực nghiệm:
Phòng Cấp Cứu (Emergency Room) ở Hoa Kỳ theo đúng chữ cấp cứu nghĩa là bác sĩ và nhân viên y tế trực phòng Cấp Cứu chỉ sẵn sàng để cấp cứu cho những bệnh nhân bị bệnh khẩn cấp tức thời có thể nguy hiểm đến sức khỏe hay tính mạng của người bệnh, thí dụ như bệnh nhân bị đụng xe nặng, té gẫy xương hay bể đầu, chảy máu đường ruột, tai biến mạch máu não (stroke) hay bị nhồi máu cơ tim (heart attack). Các bác sĩ chuyên khoa chỉ sẽ được gọi vô nếu bệnh nhân cần đến sự chuyên khoa của họ để trị bệnh cấp thời cho bệnh nhân.
Phòng Cấp Cứu (Emergency Room) không có “quen” nghĩa là không phải là chỗ trang bị để chữa trị các bệnh nhẹ như ho, cảm cúm hay các bệnh đau kinh niên như nhức đầu đau lưng, ỉa chảy, đau bụng kinh niên. Vì theo luật định, bác sĩ Phòng Cấp Cứu phải coi các bệnh nhân tới Phòng Cấp Cứu để khám bệnh để chắc chắn bệnh nhân không có bệnh gì nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh cấp thời cho dù bệnh nhân bị bệnh nhẹ không cần phải chữa trị ở Phòng Cấp Cứu. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân bị bệnh nhẹ hoặc bệnh kinh niên nhưng không cần phải chữa tức thời thì bác sĩ Phòng Cấp Cứu chỉ phải chữa qua loa và yêu cầu bệnh nhân tái khám với bác sĩ của bệnh nhân. Phòng Cấp Cứu không có đủ tài nguyên, nhân lực cũng như trang bị để làm đủ các thử nghiệm cho các bệnh thông thường hay đau kinh niên mà các bệnh nhân có thể được săn sóc chu đáo hơn ở các phòng mạch. Thêm vào đó vì là “Phòng Cấp Cứu” nên bác sĩ sẽ phải chăm sóc bệnh nhân nào bị bệnh nặng nhất, nguy hiểm tới tính mạng chứ không phải làm theo thứ tự tới trước khám trước hay khám theo hẹn. Cho nên thông thường bệnh nhân phải đợi ở phòng cấp cứu cả 2-3 tiếng đồng hồ mà vẫn chưa được khám và hay càu nhàu là đợi hoài cả ngày mà không được khám.
Bác sĩ Trịnh Ngọc Huy Chuyên khoa Bệnh Tiêu Hóa và Gan. Bác sĩ Huy tốt nghiệp Y khoa tại Northwestern University School of Medicine; tốt nghiệp Chuyên khoa Bệnh Nội Thương tại UCLA /VA Wadsworth và Chuyên khoa Bệnh Tiêu Hóa và Gan tại UC Irvine. Bác sĩ Huy hiện đang hành nghề tư tại San Jose, California.
Your article helped me a lot, is there any more related content? Thanks!
Thanks for sharing. I read many of your blog posts, cool, your blog is very good.
I don’t think the title of your article matches the content lol. Just kidding, mainly because I had some doubts after reading the article.
Your point of view caught my eye and was very interesting. Thanks. I have a question for you.
Your article helped me a lot, is there any more related content? Thanks!
priligy 30 mg A report of Resistant R indicates that the pathogen is not likely to inhibit growth of the pathogen if the antimicrobial compound reaches the concentrations usually achievable at the infection site other therapy should be selected
Your article helped me a lot, is there any more related content? Thanks!