HỎI: Em năm nay trên 40 tuổi, đã có một đời chồng và có hai con.  Em quen với một người đàn ông trên 50. Một thời gian sau khi quen em, anh ấy quen thêm một người đàn bà khác có tuổi tác tương xứng hơn. Bà này lo lắng cơm nước và săn sóc cho anh. Anh nói rằng em trẻ và đẹp, có ngày sẽ quen người khác và bỏ anh, do đó anh cần có bà để làm bạn sống đời.  Em đã dứt khoát với anh nhiều lần, nhưng anh khóc lóc năn nỉ, còn đón em ở sở làm khi em từ chối không gặp.  Anh còn rất ghen, khiến ông nào quen em cũng phải nản lòng. Em phải làm sao thưa bác sĩ? (nữ độc giả).

ÐÁP:  Người đàn ông này có đặc tính của một người thiếu tự tin và bất an.  Những đặc tính này là “bắt cá hai tay” và ghen tuông, chiếm sở hữu một cách vô lý.  Nhiều phụ nữ thấy loại đàn ông này là quyến rũ vì ông ta đeo sát, lúc nào cũng hiện diện, kề cận và phục vụ chu đáo.  Sự thật, đây chỉ là những hành động thể hiện sự bất an và lo sợ bị bỏ rơi của ông ta, mà không phải là tình yêu đúng nghĩa.  Ông ta đang tìm cách cầm tù em qua sự ghen tuông khiến em không còn cơ hội quen ai khác, mà vẫn chưa yên tâm nên mới có thêm một bà khác, thua sút em, nhưng “chắc ăn” hơn.  Sở dĩ em chưa cứng rắn được để dứt khoát là vì em tưởng lầm rằng ông ta yêu em, và thấy tội nghiệp ông.  Có thể em còn cảm thấy sợ nữa nếu ông ta dọa tự tử hoặc đánh ghen nếu em quen người khác hoặc chia tay với ông. Cách tốt nhất đối với những người loại này là em nên có thái độ rõ ràng và dứt khoát, nói thẳng cho ông biết là em không chấp nhận tình cảm tay ba này (nếu nói qua điện thoại hay gặp mặt có thể khó khăn thì em viết thư), và phải giữ vững lập trường trước sau như một. Nếu ông ta thấy được sự mềm yếu không dứt khoát của em thì ông ta sẽ tấn công vào đó khiến em không dứt khoát được, lâu ngày em sẽ thấy mình lâm vào thế kẹt: sống trong thế tay ba, mà nếu chia tay thì em mang mặc cảm tội lỗi vì đã không chia tay ngay từ đầu.  Em đừng ngần ngại nhờ luật pháp can thiệp nếu ông ta có những hành động làm em cảm thấy sợ hãi cho sự an toàn của mình.

HỎI:  Con gái tôi năm nay 20 tuổi, có bạn trai khoảng 23 tuổi.  Cháu hay ngủ qua đêm tại nhà người bạn trai này. Tôi đã khuyên cháu rất nhiều lần là không được làm như vậy mà cháu không nghe.  Tôi có nên nói chuyện thẳng với người bạn trai của cháu không? Tôi vẫn cho anh này đến nhà chơi và để cho hai cháu tự do. Con gái tôi học khá, đang học đại học và anh này vừa đi học vừa đi làm. (Nữ độc giả)

ÐÁP:  Tôi không thấy có gì trở ngại nếu bà đem chuyện này nói thẳng với thanh niên này và bày tỏ ý muốn của mình. Tuy nhiên, bà cần chuẩn bị những lý lẽ vững chắc để giải thích tại sao bà không muốn như vậy.  Thái độ của bà cần cởi mở, chẳng hạn như bà khuyến khích giữ tình bạn, tránh có con ngoài ý muốn và khi chưa sẵn sàng. Ðồng thời, bà đề nghị thay vì ngủ đêm bên nhà kia, hai cháu dành nhiều thì giờ ở nhà bà hơn, và tạo một không khí vui vẻ thoải mái để hai cháu cảm thấy vui ở bên nhà bà.  Nên nhớ, là một người mẹ, bà có quyền bày tỏ sự không đồng ý của mình, và tiếp tục nhấn mạnh điều này, trong khi đó không cần có thái độ hằn học hay xua đuổi. Con cái, mặc dù bướng bỉnh, trong lòng vẫn e dè và vẫn muốn sao cho mẹ mình vui.

HỎI: Gia đình bên chồng em rất đông, có nhiều chị gái, nhưng không hiểu sao các chị lại đối xử rất xấu với em, bao giờ cũng tìm cách hạ em xuống. Em làm y tá, chồng em làm thâu ngân cho một nhà hàng Việt Nam, làm ít lương hơn em. Còn các chị người thì làm điện tử, người thì không đi làm, sống nhờ chồng. Chỉ có chị ở xa thì còn biết an ủi em cho em đỡ tủi thân. Em tâm sự, than thở cùng chồng thì chồng em chỉ im lặng không nói gì. Em phải làm sao để các chị đối xử tốt với em hơn?

ÐÁP:  Khi có nhiều người ghét mình, không thích mình thì em nên tự xét lại mình. Có thể nhờ một người bạn thân hoặc người trong gia đình bên em nhận xét về em. Ðể làm được điều này đòi hỏi một thái độ can đảm và muốn học hỏi để sửa đổi. Có người không chịu được khi nghe lời phê bình xấu và có phản ứng mạnh khiến người kia không muốn nói nữa. Tình cảm giữa chị chồng và em dâu là một tình cảm rất tế nhị, không dễ có được sự thuận thảo nếu không có sự cố gắng của cả hai bên. Em học giỏi hơn, thành công hơn trong xã hội cũng có thể là một yếu tố làm cho các chị ganh ghét. Em cần tế nhị hơn, tránh những câu nói hay cách cư xử tỏ vẻ xem thường các chị. Chồng em im lặng có thể là vì không muốn xen vào một trận chiến mà anh luôn luôn là người mang thương tích bất kể bên nào thắng hay bên nào thua. Cũng có khi em đành phải chấp nhận là mình bị các chị chồng ghét.  Không ai có thể bắt người khác phải thích mình, phải không em?


434 COMMENTS

  1. Создание и продвижение сайта https://seosearchmsk.ru в ТОП Яндекса в Москве. Цены гибкое, высокое качество раскрутки и продвижения сайтов. Эксклюзивный дизайн и уникальное торговое предложение.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here