Ðôi mắt là đề tài muôn thuơoe cho các nhạc sĩ, thi sĩ để làm nguồn cảm hứng cho các tác phẩm của mình. Thử điểm qua trong kho tàng âm nhạc Việt Nam, những nhạc phẩm mang hình bóng của đôi mắt như “Mắt biếc”, “”Ðôi mắt người Sơn Tây”, “Giọt nước mắt nào”, “Màu mắt nhung” …, và ông bà ta cũng có những câu nói để tả về những nỗi đau do bệnh tật gây ra như thứ nhất đau mắt, thứ nhì nhức răng. Nhức răng thì ai ai trong chúng ta cũng đã có kinh nghiệm mắc phải mà còn phải xếp thứ nhì sau đau mắt. Thật vậy, vì đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn, nên mỗi khi đau mắt, là chúng ta chỉ rất khó chịu và có khi còn thấy cả một màu đen u tối, vì thế tinh thần của chúng ta bị sa sút trầm trọng, và có thể vì thế mà đau mắt được xếp vào hạng nhất. Trong chủ đề của Sống Mạnh kỳ này, chúng ta sẽ lược qua những bệnh đau mắt thông thường và các loại thuốc để chữa trị nó.

A. Bệnh tăng nhãn áp (Glaucoma):

Bệnh được định bệnh bởi sự tăng áp suất trong mắt, áp suất bình thường là 15mm, từ 20mm đến 28mm được xem như là bệnh tăng nhãn áp. Sự gia tăng nhãn áp có thể dẫn đến mù do sự huỷ hoại dĩa thị giác (optic disc). Nhãn áp tăng do sự gia tăng thủy dịch trong mắt hay do đường ống thoát thủy dịch bị chặn lại. Thủy dịch (auqueous humor) chảy chung quanh mống mắt và thoát ra bằng đường ống ở vị trí góc giữa mống mắt và giác mạc (cornea). Nếu góc độ giữa mống mắt và giác mạc lớn hơn 11 độ, thì nhãn áp sẽ gia tăng, và được định bịnh như bệnh tăng nhãn áp góc độ lớn (open-angle glaucoma), còn nếu như góc độ nhỏ hơn 11 độ, và nhãn áp gia tăng, thì được xem như bệnh tăng nhãn áp góc độ hẹp (narrow-angle glaucoma). Có khoảng 5% bệnh nhân được định bệnh tăng nhãn áp góc độ hẹp. Với những bệnh nhân bị bệnh tăng nhãn áp góc độ hẹp, nếu dùng các loại thuốc anticholinergic (như thuốc an thần loại Tricyclic antidepressants) sẽ làm cho mống mắt nở ra gây cản trở các ống thoát nước thủy dịch, và làm cho bệnh trở nên trầm trọng. Vì thế bệnh nhân bị bệnh tăng nhãn áp góc độ hẹp tuyệt đối không được dùng các loại thuốc có tính anticholinergic.

• Cách chữa trị: Một cách tổng quát, các loại thuốc chữa trị bệnh tăng nhãn áp có hai mục tiêu: 1) giảm lượng điều tiết nước thủy dịch, 2) tăng sự thoát nước thủy dịch qua những lỗ thoát trong góc giữa mống mắt và giác mạc.

 Image

B. Bệnh mắt đỏ (pink eye, conjunctivis):

Bệnh do sự viêm màng kết mạc (conjunctiva), màng kết mạc là màng niêm mạc mỏng bao phủ mắt trước của mắt và phía bên trong của mí mắt. Viêm kết mạc làm cho mắt trở thành đỏ và sưng, ngứa và tạo nên nước hoặc mủ. Ðiều này làm cho khó chịu hơn là đau và thường không có tác động gì tới thị giác cả. Nguyên nhân, có thể do dị ứng với cây cỏ, bị nhiễm trùng vi trùng hay vi khuẩn. Với dị ứng, sử dụng những loại thuốc nhỏ mắt cho dị ứng như antihistamine, decongestants, mast-cell stabilizers và cortisteroids.

Ðể chữa trị về sự sưng tấy của bệnh mắt đỏ, các bác sĩ thường cho các loại thuốc chống sưng như:

Loại không có steroid như Flubiprofen (Ocufen), Suprofen (Profenal), Dicholophenac (Voltaren), Ketorolac (Acular).

Loại có steroid như Fluometholone (FML), Medrysone (HMS), Prednisolone (Pred, Pred Forte), Dexamethasone, Rimexolone (Vexol), Loteprednol (Lotemax, Alrex).

Nếu mắt bị nhiễm trùng, thì bác sĩ sẽ dùng các loại thuốc trụ sinh cho mắt như:

C. Bệnh mắt cườm (Cataract):

Bệnh mắt cườm thường đi liền với tuổi tác, sự thay đổi vài chất hóa học trong mắt và tiếp xúc với tia cực tím (ultraviolet light). Không có loại thuốc nào để chữa bệnh mắt cườm, chỉ có phương pháp giải phẫu để lấy cườm ra là hiệu quả nhất. Hiện nay, phương pháp dùng tia laser để cườm ra rất hiệu quả và nhanh chóng, khôi phục thị lực cho bệnh nhân rất nhanh và bình thường như người trẻ. Như đã trình bày trên, các loại thuốc có chứa chất steroid, nếu dùng lâu dài có thể gây ra bệnh mắt cườm.

Image

D. Viêm màng mạch nho (Uvietis):

Có thể là viêm mống mắt (Iristis), viêm thể mi (Cyclitis), hay viêm mạch mạc (choroiditis). Các loại viêm này thường gây đau đặc biệt là viêm mống mắt và viêm mạch mạc. Hơn nữa, các loại viêm này còn dẫn tới sự hình thành các vết sẹo, và có thể gây ra chứng dính mống mắt (synechia) và gây ra những hình dạng không bình thường cho con ngươi. Thông thường các bác sĩ thường cho các loại thuốc Cortisteroids để tránh sự làm sẹo, và có thể các loại thuốc làm giãn đồng tử (Mydriatics) như Atropine, Homatropine, Tropicamide, Cyclopentolate để giữ mống mắt khỏi dính vào phần giữa của giác mạc. Những loại viêm màng này phải được chuyển đến bác sĩ chuyên khoa về mắt (Ophthamologist) ngay lập tức.

E. Bệnh khô mắt (Dry eyes):

Trong mí mắt có chứa các tuyến nước mắt và dầu. Nước mắt chảy cùng với sự chớp mắt là sự kết hợp để giữ cho giác mạc khỏi khô. Một số bệnh nhân không thể chớp mắt bình thường do những chứng bệnh như Parkinson dễ dẫn đến tình trạng mắt bị khô và nhiễm trùng. Khô mắt còn do các chứng như Sjogrenõs syndrome, các tuyến nước mắt đều khô, thông thường các phụ nữ sau khi tắt kinh thường có triệu chứng nên dẫn đến tình trạng khô mắt. Những loại nước mắt nhân tạo hay được bác sĩ cho toa như Lacri-lube, Refresh PM, Puralube, Akwa, Artificial Tears.

F. Bệnh mụn lẹo (Stye):

Do sự nhiễm trùng các tuyến nước mắt ở mí mắt dẫn đến sự sưng tấy mí mắt. Dùng khăn nước ấm và trụ sinh bôi vào mí mắt để ngăn chặn sự nhiễm trùng.

G. Bệnh mắt bị dị ứng: Thông thường mắt có thể bị dị ứng với các loại phấn hoa, cỏ cây, khói, hoặc sau khi bơi lội. Các loại thuốc thường dùng là loại thuốc giảm sưng, cortisteroid, antihistamine, mast cell stabilizer.

Các bệnh nhân bị bệnh cao huyết áp không nên dùng các loại thuốc nhỏ mắt loại Vasoconstrictor, vì nó sẽ gây máu lên cao hơn. An toàn nhất là dùng loại Mast-Cell Stabilizers cho bệnh nhân cao huyết áp.

H. Những điều nên biết:

Nếu bệnh nhân đeo kính sát tròng (contact lens), kính sát tròng nên được tháo ra trước khi nhỏ bất cứ loại thuốc nhỏ mắt nào, và chỉ đeo lại sau 15 phút.

Có rất nhiều loại thuốc gây ra bệnh mắt cườm như Allopurinol, Haloperidol, Quetiapine, Corticosteroids.

Các loại thuốc gây ra bệnh tăng nhãn áp (Glaucoma) như các loại thuốc an thần loại Tricyclic antidepressant (Amitriptyline, Imipramine…), thuốc steroid, Amphetamine, anticholinergic.

Các loại thuốc gây ra mắt khô như Benzodiazepine (Klonopin, Valium, Ativan…), Isotretinoin, Anticholinergics, Meprobamate.

Thuốc có thể gây mù màu (Colorblindness) như Viagra.

Nếu cần phải nhỏ nhiều giọt, nên nhỏ mỗi giọt cách nhau 5 phút. Nên rửa tay sạch trước khi nhỏ thuốc mắt, không được đụng ngón tay vào ống nhỏ thuốc để tránh nhiễm trùng.

Những phản ứng phụ thông thường của các loại thuốc nhỏ mắt là xốn mắt, khó chịu khi nhỏ vào, và có thể gây ra chóa mắt khi ra ánh nắng mặt trời (photophobia), hoặc quáng gà (glare in night). Tóm lại, đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn, là nguồn sáng trong đời sống chúng ta. Có bịt mắt trong một thời gian mới thấy thế nào là nỗi lo sợ sống trong bóng tối và nỗi khổ của những mất đi ánh sáng để suốt đời sống trong bóng tối. Có lẽ yếu tố tâm lý đã đóng vai trò chính trong sự đau mắt, nên đau mắt đã được “tôn vinh” lên hàng thứ nhất hơn cả nhức răng. Hy vọng, trong khuôn khổ bài viết này, sẽ cung cấp cho quý vị một số khái niệm về một số bệnh mắt thông thường, để từ đó chúng ta sẽ biết quý đôi mắt của chúng ta, để không phải thốt lên rằng “mắt biếc năm xưa nay đâu”.